Trải nghiệm “Chăm sóc vườn rau”
Lượt xem:
Với học sinh khuyết tật tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Đắk Nông thì hoạt động trải nghiệm “chăm sóc vườn rau” diễn ra theo hướng “Học để biết – Học để hòa nhập” đã mang lại niềm vui và sự hứng thú, tích cực cho học sinh khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Chính vì thế, hoạt động thực hành trải nghiệm vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong môi trường giáo dục học sinh khuyết tật.
Để có được một không gian trải nghiệm bổ ích và thu hút được sự quan tâm, tham gia của học sinh, ngoài tạo môi trường trong lớp học ra thì việc thiết kế, tạo dựng một vườn rau nho nhỏ, xinh xinh để các em được cải tạo, chăm sóc vườn rau, hòa mình cùng thiên nhiên mỗi ngày là một hoạt động vô cùng thú vị và ý nghĩa. Nó không những đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng khuôn viên sáng – xanh – sạch – đẹp trong Trung tâm mà còn là phương tiện để cung cấp kiến thức và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh khuyết tật, nhất là hoạt động trải nghiệm ngoài trời. Hoạt động giúp các em phát triển thể chất, nhận thức, tư duy và ngôn ngữ… Đây là hoạt động không thể thiếu trong công tác chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật. Thông qua đó, trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời khám phá, trải nghiệm, thoả mãn tính tò mò của trẻ: Người nông dân trồng rau như thế nào, làm thế nào để cây lớn lên được, tại sao ăn rau lại ngon…
* Được thấy, được làm và hiểu được:
Ø Các điều kiện giúp cây xanh sinh trưởng và phát triển.
Ø Có nhiều loại cây, rau khác nhau và sự khác biệt của chúng về lợi ích, quá trình sinh trưởng, phát triển.
Ø Các sinh vật nhỏ bé sống trong môi trường đất: Giun, sâu đất…
Ø Lợi ích và tác hại của một số sinh vật đối với cây trồng.
Ø Kỹ thuật chăm bón và thu hoạch rau.
Ø Tuân thủ các quy định hoạt động trải nghiệm trong vườn rau.
Ø Thành quả sẽ đến từ sức lao động và sự nỗ lực, cố gắng của mỗi người.
Hoạt động trải nghiêm “chăm sóc vườn rau” như: tưới cây, nhổ cỏ, thu hoạch và nhặt rau giúp các cô cấp dưỡng là những hoạt động vô cùng bổ ích đối với học sinh khuyết tật. Thông qua các hoạt động này, các em được rèn kỹ năng lao động; phân biệt được các loại rau, củ quả, biết chăm sóc và thu hoạch cây trồng, đồng thời nhận thức được lợi ích của việc trồng rau sạch đối với môi trường sống xung quanh. Ngoài ra, các em còn cảm nhận được giá trị của sức lao động và quý trọng giá trị sức lao động để từ đó hình thành cho trẻ có thói quen lao động ngay.
Tin, ảnh: tthtptgdhn